Có bao giờ quý phụ huynh tự hỏi, trẻ mần non đã cần dạy kỹ năng sống không? Trẻ có hiểu được kỹ năng sống trong độ tuổi mầm non từ 0 – 6 tuổi? Lứa tuối trẻ mầm non được xem là dấu mốc quan trọng đối với cả trẻ và cha mẹ, đây chính là thời điểm mà trẻ có cuộc sống bên ngoài nhiều hơn ở nhà. Chính vì điều này rèn luyện lỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ.
Bất kể cha mẹ nào khi sinh con cũng muốn con có môi trường phát triển khỏe mạnh và luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con trẻ phát triển. Bên cạnh việc chăm sóc con để phát triển, bên cạnh đó việc dạy con kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng không thể nào thiếu được. Xã hội hiện nay chúng ta cũng thấy rất nhiều những tình huống học sinh, sinh viên học hành giỏi giang nhưng lại thiếu kiến thức xã hội, kỹ năng sống và cả kỹ năng làm việc nhóm gặp khó khăn trong quá trình xin việc. Thấu hiểu được những điều này, bài viết dưới đây sẽ giúp bậc cha mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng cho trẻ.
Đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kỹ năng mầm non là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm tạo nên năng lực hành động tích cực, liên quan tới kiến thức và thái độ. Từ đó giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thử thách của cuộc sống hàng ngày.
Trong những đặc điểm cơ bản của kỹ năng sống cho trẻ mầm non là những hoạt động mang tính tích cực, hướng tới những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp chính có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thử thách trong cuộc sống hàng ngày cũng như cuộc đời của trẻ sau này. Đặc điểm của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với mong muốn giúp chúng làm chủ được bản thân, ứng xử, cư xử phù hợp với cộng đồng và xã hội. Thông qua đó học tập của trẻ ngày càng hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, để luôn ứng phó tích cực với những tình huống trong cuộc sống.
Kỹ năng x hội giúp trẻ mầm non phát huy được bản thân
Kỹ năng xã hội của trẻ quan trọng giống như dạy bé thông thạo bảnh chữ cái vậy. Chính những kỹ năng từ khi trẻ mần non sẽ theo trẻ suốt cuộc đời. Trẻ ở những độ tuổi hoàn cảnh và những cá tính khác nhau sẽ gặp những trở ngại khác nhau khi học các kỹ năng xã hội.
Trong độ tuổi mẫu giáo, trẻ thường khó kiểm soát được những cơn bốc đồng giữa bạn bè. Trẻ cũng khó kiên nhẫn để chờ đợi thương lượng trong những tình huống rắc tối hoặc giải quyết mâu thuẫn chúng gây ra. Khi trẻ lơn hơn có thể cảm thấy bị mắc cỡ và tự bản thân cảm thấy mình không phù hợp với một nhóm nào đó.
Chính vì những lý do trên, việc phát triển kỹ năng xã hội của trẻ cần thực hành nhiều, đặc biệt là những tình huống phức tạp. Mục đích của việc này sẽ hình thành trẻ các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội thành thạo hơn, dẽ kết bạn hơn và luôn duy trì tốt đẹp những mối quan hệ hài hòa khác.
Kỹ năng quản lý cảm xúc đối với trẻ mầm non
Cảm xúc hay còn gọi là tình cảm tinh thần cả trẻ trong những năm tháng đầu đời, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ xã hội trong tương lại. Trẻ được sống trong môi trường lành mạnh về tình cảm có thể duy trì tốt cá mối quan hệ với mọi người xunh quanh chúng. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đang học cách nói về những cảm xúc của mình cũng như người khác. Chính vì vậy phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ sẽ trở nên ngày càng độc lập, có sự tương tác nhiều hơn với bạn bè và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Đây là những kỹ năng sống rất quan trọng cho sự phát triển cảm xúc ở trẻ mần non.