Thời kỳ sơ sinh của bé đã qua. Từ bây giờ, khi con bạn tỉnh giấc cũng là khi bé đang trên chặng đường phát triển về thể lực và trí lực. Mỗi ngày một chút, bé từng bước, từng bước bé thể hiện cá tính riêng, điểm mạnh của mình, và khả năng của bé.
Những bài tập thể dục có thể giúp ích gì cho bé? Bạn biết đấy, bạn phải giúp con học tập không ngưng nghỉ. Ở độ tuổi này, bé mới bắt đầu tập đi nên bằng cách tập thể dục cho bé mỗi ngày, bạn sẽ giúp bé học cách kiểm soát cơ thể của mình. Bé có xu hướng thích hoạt động hơn, điều này cũng có nghĩa là bé sẽ bị va chạm nhiều hơn nên trên người bé sẽ xuất hiện một vài vết thâm tím, sưng tấy, trầy xước.
Ở bài này, chúng tôi sẽ trình bày về nguyên lý tập thể dục dành cho bé từ 12 đến 22 tháng tuổi và minh họa một số bài tập thể dục nhằm giúp bé phát triển việc phối hợp giữa các động tác của bé với đồ vật xung quanh, nhờ đó giảm thiểu những va chạm có thể gây thương tích (dù nhẹ) cho bé.
Nguyên lý tập thể dục dành cho bé từ 12 đến 22 tháng tuổi
Hiểu biết về sự phát triển cũng như từng giai đoạn phát triển của bé sẽ giúp bạn thiết kế một chương trình luyện tập riêng cho bé dựa trên sức khỏe, tính cách cá nhân và sự phát triển của bé.
Ở phần tập cho thân thì bài tập cho cơ bụng thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, cơ bụng và cơ thắt lưng là hai cơ giúp kiểm soát và hỗ trợ cơ thể. Do đó, trước tiên phải tăng cường các cơ bắp ở phần thân, sau đó tới cánh tay và chân. Khi tăng sức mạnh của cơ bụng, sự vận động của bé sẽ trở nên khéo léo hơn.
Thời gian để cho con bạn tập trung sự chú ý rất ngắn. Do đó, bạn phải kết hợp các bài thể dục cùng nhau. Mỗi bài tập bạn chỉ nên tập trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 giây, sau đó chuyển sang một bài tập khác. Thay đổi bài tập thường xuyên làm tăng sự phối hợp giữa các bài tập và khả năng tập trung của con bạn, làm giảm việc đau nhức cơ bắp từ việc tập quá lâu một bài tập thể dục nào đó. Chúng tôi cung cấp một lượng khá lớn các bài tập, vì vậy bạn có thể thay đổi từ bài tập này đến bài tập khác thường xuyên, và tránh bé thấy nhàm chán.
Nhìn chung, mỗi ngày nên duy trì đều đặn từ 30 đến 45 phút để giúp bé tập thể dục, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì đây là khoảng thời gian tốt cho chương trình tập thể dục của con quý vị. Tuy vậy, trong một số ngày, thậm chí chỉ có 10 phút đã là quá dài. Vì sao lại như vậy? Đó là vì tất cả chúng ta đều có những ngày, những khoảng thời gian chúng ta cần phải nghỉ ngơi, tiêu hóa thông tin mới, bài tập mới. Bạn cho con thời gian nghỉ ngơi này để củng cố và ôn luyện những động tác mới.
Trẻ mới biết đi có những hưởng ứng rất tốt với âm nhạc. Bạn hãy mở nhiều loại nhạc hoặc nhiều giai điệu, bài hát khác nhau trong các buổi tập thể dục hàng ngày. Âm nhạc sẽ giúp bé phát triển nhịp điệu tự nhiên và phối hợp giữa nhịp điệu và các động tác của thân thể.
Bài tập cho bé từ 12 đến 22 tháng
Tác dụng:
– Giúp cơ bụng và cánh tay trở nên vững chắc.
Bài tập Nâng người dậy giúp bé phát triển cơ lưng và cơ bụng.
- Bạn ngồi trên sàn, chân chống, đầu gối cong kheo chân bạn tạo thành góc lớn hơn 90 độ. Đặt bé nằm ngửa giữa hai chân của bạn, đầu gối bé gập lại, bé chống thẳng chân xuống sàn như tư thế trong Bước 1 ở hình trên. Hãy để bé nắm ngón tay cái của bạn, trong khi đó bạn nắm cổ tay và cánh tay của bé bằng ngón tay của bạn.
- Từ từ kéo bé ngồi dậy cho đến bé đạt tới vị trí ngồi (hãy để bé sử dụng tay và cơ bụng càng nhiều càng tốt) như minh họa trong Bước 2 ở hình trên.
- Từ từ hạ thấp bé xuống sàn nhà trở về vị trí ban đầu.
Lặp lại 5 lần.
Chú ý: Bạn phải đảm bảo đầu của bé thẳng với cột sống và không bị treo ngược khi bạn kéo bé ngồi dậy hay hạ thấp bé nằm xuống.
Tác dụng:
– Tăng cường sự cứng cáp của chân, vai, lưng trên, và cánh tay.
– Tăng tính linh hoạt
– Tăng sự tiếp xúc cơ thể và tạo sự gần gũi với cha mẹ hoặc người xung quanh.
Bước 1 – Bài tập Tiếp xúc và ôm
- Đặt bé ngồi trong lòng bạn như hình minh họa ở trên (Hình 1), lưng bé ở phía trong lòng bạn, mặt bé hướng ra phía ngoài cùng chiều với hướng mặt của bạn. Tay bạn nắm lấy mắt cá chân phải và cổ tay trái của bé, từ từ đưa chân và tay lại gần với nhau, như trong hình minh họa thứ hai ở trên (Hình 2). (Hãy chỉ cố gắng cho tay và chân bé tiếp xúc ở mức có thể nhất, bạn đừng quá ép để buộc tay và chân bé phải chạm vào nhau)
- Từ từ nâng/kéo chân phải và cánh tay trái của bé lên (cao quá đỉnh đầu) . Lặp lại từ 3 đến 5 lần.
- Thay đổi, chuyển sang chân trái và cánh tay phải và tập lại như trên; cũng lặp lại từ 3 đến 5 lần.
4. Tay bạn nắm cổ tay và bàn tay của bé, cho bé khoanh tay trên ngực của bé. Bé ôm ngực mình và bạn ôm bé!
5. Bạn duỗi hai tay của bé ra một cách từ từ, đưa cả hai cánh tay của bé lên cao trên đầu. Lặp lại từ 3 đến 5 lần.
Tác dụng:
– Tăng độ vững chắc của toàn bộ chân, đặc biệt là cơ trước của bắp đùi và đầu gối
- Bạn và bé đứng cạnh nhau, tư thế và vị trí của bạn và bé như trong Bước 1 ở hình minh họa trên đây. Hai bàn chân của bạn đặt cách nhau bằng chiều rộng vai, ngón chân hướng về phía trước, chống bàn tay trên hông của bạn.
- Uốn cong đầu gối của bạn, hạ thấp hông và mông của bạn xuống sàn nhà. Đẩy mông của bạn ra phía ngoài khi bạn ngồi xổm, như ở Bước 2 ở hình mình họa trên. Đừng cố gắng ngồi xổm thẳng xuống hoặc thả mông thấp hơn kheo chân của bạn. Đặt bàn tay của bạn trên sàn nhà phía trước mặt bạn để giữ thăng bằng.
- Đẩy tay lên, bạn đứng dậy trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần
Tác dụng:
– Giúp cơ lưng trở nên vững chắc.
– Tăng tính linh hoạt
- Đặt bé nằm ngửa, chân chống, đầu gối uốn cong và đôi chân đặt trên sàn nhà. Luồn tay bạn vào phần eo của bé, tay bạn đỡ dưới lưng bé (đỡ dưới eo bé) như minh họa Bước 1 ở hình vẽ trên.
- Giúp bé nâng phần thân của bé lên cao từ 5 đến 10 cm khỏi mặt sàn; khuyến khích bé ấy sử dụng cơ bắp chân và cơ mông để nâng thân (xem Bước 2 ở hình minh họa trên). Giữ bé ở vị trí nâng thân từ 2 đến 3 giây.
- Từ từ hạ bé trở lại sàn, giữ cho đầu gối cong như vị trí ban đầu
Nếu bé của bạn thích những bài tập này, bạn hãy tiếp tục tham khảo thêm những bài tập ở mục dưới đây vì chúng tôi thêm các hoạt động vui chơi nhiều hơn vào các bài tập luyện của bé!
Những bài tập vui chơi cho bé hai tuổi
Chương trình tập thể dục của bé sẽ giúp bé học cách phối hợp các cơ của bé nhanh hơn. Ở mục này, chúng tôi đưa ra những bài tập mang tính chất hoạt động vui chơi để bạn có thể bổ sung thêm vào chương trình tập thể dục cho năm thứ hai của bé.
Các bài tập cho bé từ 12 đến 22 tháng
Tác dụng:
– Giúp cơ bụng săn chắc.
- Bạn ngồi đối mặt với bé, đôi chân của bạn khoanh tròn hoặc bạn uốn cong đầu gối và đặt bàn chân bạn trên sàn nhà (kiểu ngồi chống chân). Bé ngồi đối diện với bạn, đầu gối bé hơi gập lại, và bàn chân của bé đặt xuống sàn. Bé có thể vòng tay ôm xung quanh ngực của bé (giống như ở bài tập Tiếp Xúc và Ôm ở phần trên) hoặc bé giơ thẳng hay tay về phía trước mặt, thẳng về phía bạn. Bạn giữ mắt cá chân của bé (không phải là bàn chân của bé), đảm bảo đầu gối của bé vẫn giữ ở vị thế hơi cong và chân bé vẫn chạm xuống sàn.
- Bạn hướng dẫn bé đặt cằm vào ngực của bé, sau đó, bé từ từ cuộn tròn thân hình (cúi cong lưng) xuống phía dưới sàn.
- Giúp bé quay trở lại vị trí ban đầu bằng cách kéo bé dậy hoặc để bé tự đẩy mình ngồi lên.
Lặp lại liên tục từ 5 đến 8 lần.
Chú ý: Không bao giờ để cho con bạn thực hiện bài tập này với tư thế ngồi thẳng lưng, điều này có thể làm căng dây chằng phần thắt lưng, khiến bé bị đau hoặc tổn thương. Hãy đảm bảo bé luôn thở bình thường trong khi bé cúi thấp người. Nếu bạn thấy bé đang nín thở, bạn hãy nhắc bé nên thởi bình thường bằng cách đếm , hát hoặc nói chuyện cùng bé. Ngoài ra, bạn cũng nên giúp bé ngả người về phía sau mà không bị nghiêng ra hai bên.
Tác dụng:
– Tăng cường sự hoạt động linh hoạt ở vùng eo/thắt lưng của bé
– Tăng sự dẻo dai của cơ bụng
- Bạn và bé ngồi bên nhau (ngồi cạnh nhau), hoặc ngồi đối mặt với nhau. Mỗi người tự đặt lòng bàn chân của mình úp vào nhau, chân hơi choãi, cách xa cơ thể, và thả lỏng cơ bắp đôi chân của bạn.
- Cúi lưng bạn xuống và từ từ gập người bạn xuống sát với bàn chân
- Từ từ đưa lưng trở về vị trí ban đầu (lưu ý đầu của bạn ngẩng lên cuối cùng, sau khi lưng đã trở về vị trí ban đầu.)
Lặp lại 10 lần (hoặc nhiều hơn, nếu bé đồng ý)
Tác dụng:
– Giúp phát triển sự phối hợp toàn diện.
– Tăng cường sự vững chắc của chân, cơ bụng, cơ lưng dưới.
– Cải thiện sự phối hợp giữa mắt, bàn chân và chân
Hình thanh gỗ để dùng làm đường ray tàu hỏa cho bé
- Đặt hai thanh gỗ ngang trên sàn nhà, sau đó gác hai thanh gỗ dọc to bản (như hình ảnh ở trên) lên trên hai thanh gỗ ngang (như hình vẽ minh họa Bước 1 ở trên đây); khoảng cách của hai thanh gỗ dọc song song với nhau là một bước chân của bé. Bé đúng ở một đầu, đặt mỗi chân lên một thanh gỗ..
- Bạn nắm tay của bé, dắt bé đi dọc theo chiều dài của thanh gỗ (như minh họa Bước 2 ở hình vẽ trên)
Lặp lại 4 lần
Tác dụng:
– Cải thiện sự cân bằng
– Tăng phối hợp giữ mắt và chân
- Đặt một thanh gỗ rộng bản dọc trên sàn, hai đầu thanh gỗ gác lên trên hai thanh gỗ khác nằm ngang. Đặt bé đứng trên thanh gỗ dọc với hai bàn chân đều đặt ở trên thanh gỗ, để bé ở tư thế đứng chân trước, chân sau.
- Đứng bên cạnh bé. Tay trái của bạn nắm vào tay trái của bé, còn tay phải của bạn đặt dưới cánh tay phải của bé (hoặc ngược lại).
- Khuyến khích bé đi bộ từ đầu này tới đầu kia của thanh gỗ.
Lặp lại liên tục 4 lần, hai lần một hướng.
Tác dụng:
– Cải thiện sự tập trung
– Tăng phối hợp giữa tay mắt của bé.
- Bạn ngồi gần bé và đối mặt với bé. Giữ quả bóng lớn, có màu tươi sáng, và nhẹ trước mặt bạn. Bạn lăn bóng cho bé. Khuyến khích bé lăn hoặc ném bóng trở lại cho bạn. Lặp lại 8 đến 10 lần, miễn là bé hào hứng với việc ném bóng.
- Lần này bạn đứng trong khi bé bạn ngồi. Ném bóng cho bé và bé ném trả lại cho bạn với bất kỳ kiểu ném nào mà bé có thể.
Lặp lại 8 đến 10 lần.
Bạn nên tiếp tục tập thể dục với bé để tăng cường năng lượng cho sự phát triển thể chất của bé. Chúng tôi tiếp tục trình bày các bài tập thể dục cho trẻ từ 23 đến 36 tháng ở những bài sau.