Như mọi người đã biết, mùa đông là mùa của cảm cúm và cảm lạnh. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên rửa tay của mình bằng dung dịch rửa tay trước khi chạm vào bé hay chăm sóc cho bé bạn nhé.
Chăm sóc trẻ đòi hỏi bạn phải rất cẩn thận đấy. Vì nếu bạn hay người thân đang mang vi khuẩn gây nhiễm bệnh thì chắc chắn một cơ thể yếu ớt như bé yêu sẽ là đối tượng đầu tiên chúng muốn tấn công. Do vậy, không chỉ mình bạn trực tiếp chăm bé cần sạch sẽ mà mọi người trong gia đình nên rửa tay trước khi chạm vào bé. Vì việc rửa tay sẽ giúp bạn dự phòng được tình trạng lây truyền các loại vi khuẩn sang cho bé.
Bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà tự tin rằng đó là điều tốt nhất cho bé. Đây là loại thức ăn hoàn hảo giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện
Trẻ bú sữa mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp tăng cường kháng thể, tránh xa được tình trạng nhiễm trùng và cảm lạnh.Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, thích hợp cho bé, do vậy rất an toàn vô trùng. Nó có thể giúp bé hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, ho/cảm lạnh, hen suyễn...Trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành…
Tiêm chủng sẽ giúp cho bé an toàn khỏi những bệnh lây nhiễm phát sinh vào mùa đông. Bé có rất nhiều loại vaxin nên phải tiêm để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm...Bạn nên tìm hiểu lịch tiêm chủng và những loại vaxin được tiêm tại địa phương hay một số loại dịch vụ. Một số loại tiêm phòng như lao, vacxin phòng các bệnh bạch hầu, họ gà, uốn ván, sởi, bại liệt, chống viêm đường hô hấp trên...bắt buộc bạn phải tiêm cho bé giai đoạn đầu đời.
Do vậy hãy nhớ lịch tiêm cho bé và tuân thủ lịch tiêm chủng. Nếu trẻ lỡ lịch tiêm chủng, bạn hãy hỏi bác sỹ để bác sỹ kiểm tra xem trẻ có thể tiêm bổ sung vào thời điểm thích hợp nào hay không.
Mùa đông đến bạn cần chú ý việc giữ ấm căn phòng cho bé, Bạn hãy đóng tất cả các cửa sổ vào ban đêm và duy trì độ ấm trong phòng trẻ trong suốt những ngày đông khắc nghiệt.
Bạn hãy tránh tới mức có thể những luồng gió lạnh xâm nhập vào phòng của trẻ. Bạn lưu ý, cũng nên đảm bảo độ thông không khí trong phòng của trẻ nữa nhé, tránh trường hợp căn phòng quá kín sẽ dẫn tới thiếu ô xứ gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của trẻ.
Mùa đông bạn nên mặc đủ ấm và thoải mái cho trẻ. Có rất nhiều bậc cha mẹ sợ con lạnh mặc nhiều trông con như "gấu bông", khiến con cảm thấy khó chịu khó hoạt động.
Vì vậy, khi ra ngoài bạn nên mặc ấm cho trẻ. Nên chuẩn bị mũ len cho trẻ ấm đầu, găng tay và tất, giày. Ngoài ra nên chú ý tuy mặc ấm nhưng hãy chọn những bộ quần áo khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái khi hoạt động.
Vào mùa đông giá lạnh, các mẹ thường có suy nghĩ phải đắp chăn thật dày cho con vào buổi tối khi đi ngủ, như vậy sẽ làm con ấm hơn. Nhưng thực sự, đây là một suy nghĩ hoàn hoàn sau lầm của các mẹ.
Nếu bạn đắp chăn quá dày, có thể xảy ra nguy cơ mắc hội chứng chết đột ngột (SIDS) của trẻ, bởi đắp chăn quá dày sẽ khiến bé rất khó trở mình, chăn quá dày sẽ làm cho bé bị đè nặng, nhiệt hấp thụ trong cơ thể quá lớn, rất không tốt co sức khoẻ của bé.
Với những trẻ lớn hơn chút, chúng đã có phản xạ tung chăn ra khi ngủ khó chịu hoặc nóng. Nhưng nhiệt độ càng về đêm càng lạnh, chính vậy lại dễ làm trẻ cảm lạnh hay đau họng. Vì vậy, khi ngủ bạn chỉ cần đắp chăn đủ ấm cho bé.
Có thể bạn nghĩ việc mát xa cho trẻ chỉ nên thực hiện vào mùa hè. Tuy nhiên, việc mát xa cho trẻ vào mùa đông lại rất tốt, nó giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bạn nên dùng dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu ôliu để mát xa cho bé.
Trước khi mát xa cho bé, bạn hãy nhớ đóng kín các cửa, làm phòng bé ấm lên rồi thực hiện nha. Bạn có thể thực hiện mát xa cho bé trước khi đi tắm từ 1 đến 2 giờ hoặc mát xa trước khi cho bé đi ngủ để bé thư giãn và ngủ ngon hơn
Thời tiết mùa đông vừa lạnh lại vừa khô nên sẽ làm mất đi độ ẩm trên da của bé, đặc biệt là da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Để da bé không bị mẩn đỏ do da bị khô bạn không nên sử dụng quá nhiều các loại dầu gội đầu, xà phòng, sữa tắm dành cho trẻ em trong mùa đông.
Bạn nên tắm cho trẻ bằng nước và dùng loại xà phòng nhẹ dành cho trẻ em một tuần một lần, bạn cũng có thể chỉ cần tắm gội cho bé bằng nước ấm pha chút muối sạch, thêm lát chanh hoặc quất hoặc chút nước gừng loãng vừa giúp bé thư giãn, thoải mái khi tắm, vừa sạch và phòng bệnh rất tốt trong mùa đông.
Việc thường xuyên dưỡng ẩm cho da của trẻ là việc nên làm vào mùa đông bằng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để có thể sử dụng cách dưỡng ẩm phù hợp.
Bạn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên để mát xa cho bé như bơ dầu hoặc kem sữa để giữ cho da của bé luôn mềm mại, tránh bị khô nẻ trong mùa đông bạn nhé.
Vào mùa đông, việc đóng kín của phòng giúp giữ ấm khá tốt. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết khắc nghiệt việc đóng cửa phòng vẫn không đủ ấm. Bạn cần một phương pháp hữu hiệu hơn.
Nếu như bạn dùng máy sưởi để giữ ấm phòng cho bé thì không khí trong phòng bé sẽ bị khô, nên bạn cần dùng thêm một máy hút ẩm không khí. Vì nó sẽ giúp duy trì độ ẩm trong phòng bé và ngăn chặn được tình trạng mất đi độ ẩm trên da của bé.
Vào mùa đông, thời tiết đặc trưng là lạnh thậm chí rét buốt kèm gió và mưa phùn. Trong những ngày đông lạnh giá, việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ cần đặc biệt chú ý bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn hạn chế, thời tiết khắc nghiệt khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trong những ngày đông gió lạnh, bạn không nên cho trẻ ra ngoài vì lúc này trẻ có thể sẽ gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ như ho, sổ mũi thậm chí viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... Việc giữ ấm cho bé trong mùa đông là rất cần thiết mà một biện pháp đơn giản đó là giữ bé ở nơi kín gió các mẹ nhé.
Như chúng ta đã biết, xông tinh dầu trong phòng ngủ có rất nhiều tác dụng như giúp cho tình thần thoải mái, thư giãn, lọc không khí, ngăn ngừa nấm mốc, đuổi muỗi, côn trùng. Xông tinh dầu vào mùa đông còn giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh...
Tuy nhiên, với phòng ngủ của bé, bạn nên chọn tinh dầu có mùi nhẹ nhàng và chỉ cần nhỏ một vài giọt cho mỗi lần xông, hoặc bạn chỉ cần xông một vài giờ cho mỗi buổi tối vừa giúp làm sạch không khí, tạo hương, ngăn ngừa muỗi, côn trùng và phòng bệnh cho bé thật hiệu quả đó.
Thời tiết màu đông tuy lạnh giá khắc nghiệt nhưng trong ngày cũng sẽ có thời điểm nhiệt độ bỗng cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ con thường rất hiếu động. Các bé hoạt động liên tục và nô đùa rất dễ làm nóng người và sẽ xuất hiện mồ hôi. Do vậy, người lớn nên thường xuyên kiểm tra mô hôi của trẻ. Đặc biệt phần gáy, phần lưng rất hay ra mồ hôi. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể giảm mạnh, mồ hôi thấm ngược vào trong cơ thể làm bé bị cảm lạnh và viêm phổi rất nguy hiểm.
Cũng vì nhiều cha mẹ bất cẩn mà hiện tượng trẻ cảm lạnh, viêm phổi vì ra nhiều mồ hôi. Cũng để cải thiện tình trạng này, nhiều hãng đã tạo ra một số sản phẩm có thể thấm hút mồ hôi cho bé như đệm lưng, khăn thấm mồ hôi...
Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng vào mùa đông thì tần suất tắm cho con sẽ giảm. Tuy nhiên việc này không thực sự đúng vì việc tắm cho trẻ vào mùa đông vẫn rất cần thiết. Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ hoạt động một ngày có nhiều chất bẩn trên da hoặc quần áo. Khi được tắm sẽ giúp cho da được thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và tác nhân gây bệnh như các chất bẩn, vi rut, vi khẩn...
Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu làm như thế nào để tắm cho trẻ đúng cách. Ví dụ, bạn chỉ nên tắm cho trẻ từ 5-7 phút. Tức là tắm thật nhanh, tránh ngâm quá lâu. Nên tìm thời điểm trong ngày thích hợp phù hợp nhất để tắm cho trẻ. Không nên chọn khu vực gió lùa để tắm, nên sử dụng đèn sưởi để tắm nếu thời tiết quá lạnh. Khi tắm xong phải lau khô ngay cho bé bằng một chiếc khăn tắm loại to và cuốn kín cho trẻ. Thay quần áo đến đâu thì mở khăn ra đến đó. Khi tắm xong có thể bôi vào gan bàn chân và gan bàn tay của trẻ một chút dầu tràm
Khi trời lạnh, trẻ có xu hướng nhanh đói và ăn nhiều hơn. Lúc này phụ huynh sẽ cho trẻ ăn mà ‘quên’ cân nhắc đến việc lựa chọn thực phẩm. Có rất nhiều thực phẩm rau củ quả giàu vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Để tránh tình trạng trẻ chán ăn rau quả, bạn hãy chế biến thành nhiều món khác nhau. Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua ; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như : thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc...