Bí quyết 1: Gần gũi với thiên nhiên
Thông thường các bé ở độ tuổi mẫu giáo thường ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên bởi vô vàn lý do khác nhau. Các bậc cha mẹ thường lo sợ con ốm khi ra ngoài lúc trời mưa, nắng, lạnh, nóng hay nhiều khói bụi… Và họ cũng quá bận rộn nên ít có thời gian cho con ra ngoài chơi dù thời tiết đẹp. Điều này là một thiệt thòi vô cùng lớn cho các con vì cơ hội học hỏi từ thiên nhiên là rất lớn.
Tiếp xúc với thiên nhiên là cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất hiệu quả bởi nó là cơ hội để con tìm hiểu, khám phá và nâng cao sức khỏe rất tốt. Bé có thể bị ốm nếu ra ngoài lúc trời hơi mưa nhưng chính điều ấy lại là sự tôi luyện để các bé nâng cao đề kháng chống lại bệnh tật.
Ngoài ra khi cho bé ra ngoài bạn có thể dạy cho bé về các trồng cây, nuôi thú, cho cá ăn, làm quen với các loài động thực vật… Nếu gia đình các bạn ở quá xa ngoại ô thì có thể tổ chức các buổi dã ngoại cuối tuần đến các khu nghỉ dưỡng sinh thái, các trang trại… để các bé có điều kiện vui chơi ngoài trời. Tới đó các con sẽ được tận mắt nhìn thấy các loài động vật hay học cách trồng rau, thu hoạch rau xanh…
Bí quyết 2: Để trẻ tự do thể hiện cá tính
Bạn nên dạy con kỹ năng sống có kỷ luật nhưng đừng nên áp đặt con theo suy nghĩ của người lớn. Bạn có thể dạy con làm những việc đơn giản nhất từ khi 1 tuổi rưỡi như: tự xúc ăn, thu dọn đồ chơi, cất quần áo… Bạn đừng vì cho rằng con còn bé mà làm hết mọi việc, hãy để bé tự làm và bạn sẽ bất ngờ đấy.
Khi bé lớn hơn một chút (khoảng 3 tuổi) bạn có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua việc tự vệ sinh cá nhân, giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, phụ mẹ nấu ăn với những việc đơn giản như: bóc vỏ trứng luộc, nhặt rau…
Thông qua những việc làm ấy bé sẽ trở nên tự tin vào khả năng của mình và biết yêu lao động hơn. Cũng nhờ thế con sẽ trở nên khéo léo và sống có nề nếp, kỷ luật. Hãy nhẹ nhàng chỉ dẫn cho con nếu con làm chưa đạt yêu cầu, đừng to tiếng quát mắng các bé. Như thế sẽ chỉ làm con chán nản không muốn làm việc mà thôi.
Bí quyết 3: Cho trẻ tiếp xúc với mọi người
Rất nhiều gia đình vì quá bận bịu mà chỉ để bé ở nhà cùng ông bà, người giúp việc. Như thế bé sẽ không có điều kiện tiếp xúc với mọi người và trở nên nhút nhát, kém giao tiếp…
Bạn hãy cho bé được ra ngoài, tiếp xúc với mọi người xung quanh đặc biệt là các bé cùng lứa tuổi. Điều này sẽ giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng thể hiện bản thân cũng như phát triển ngôn ngữ của mình.
Để dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non bằng cách này cha mẹ có thể tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại chung với các gia đình khác để con vừa có cơ hội gần gũi với thiên nhiên lại được chơi đùa cùng bạn bè. Trẻ học nhau rất nhanh và đây sẽ là cơ hội để con học được rất nhiều điều bổ ích trong cuộc sống từ các bạn, các anh chị.
Trên đây là một vài bí quyết nhỏ để giúp các bậc cha mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tốt hơn. Các bậc cha mạ hãy luôn tạo điều kiện để con được giáo dục hiện đại và phát huy những tiềm năng bẩm sinh của mình thông qua các hoạt động đó./.