Cũng như chúng ta – những người trưởng thành, mọi trẻ em đều có nhu cầu được yêu thương bằng tất cả các ngôn ngữ tình yêu. Khi nhu cầu này được đáp ứng, trẻ sẽ có cuộc sống tình cảm cân bằng và hòa nhập tốt với xã hội. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, do bị tư tưởng vị kỷ chi phối nên trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ. Chẳng hạn, trẻ có thể cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ quà tặng hoặc đồ chơi với bạn mình. Hoặc những trẻ có tính rụt rè sẽ khó thích nghi với ngôn ngữ tình yêu thời gian chia sẻ của bố mẹ. Một số trẻ lại có khuynh hướng thể hiện tình cảm bằng hành động nên trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ lời khen tặng.
Chính vì thế, việc giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và hòa đồng hơn với mọi người là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các bậc phụ huynh mà Kiddihub muốn trình bày trong chương 2 của bài viết này ngày hôm nay. Khi học cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu của con, và phát hiện ngôn ngữ tình yêu của trẻ các bậc cha mẹ đã dạy cho trẻ cách sống cống hiến và cho đi. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả con cái chúng ta đều hiểu và trân trọng ý nghĩa của ngôn ngữ tình yêu sự tận tụy thì chắc hẳn các tổ chức xã hội sẽ có rất nhiều tình nguyện viên muốn cống hiến cho cộng đồng.
Việc nuôi dạy trẻ để trẻ phát triển về tinh thần, phát hiện ngôn ngữ tình yêu của trẻ qua tính cách và trở thành một người biết tự chủ đòi hỏi bạn phải dùng mọi phương cách giao tiếp với trẻ. Bạn sẽ phải hướng dẫn cho trẻ thông qua việc làm gương, dạy bảo, uốn nắn hành vi sai trái của trẻ, giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm và nhiều điều khác nữa. Kỷ luật là một trong những cách thức giúp bạn hoàn thành mục tiêu này. Kỷ luật có vai trò nhất định của nó nhưng trong nhiều gia đình, việc áp dụng hình phạt đối vói trẻ thường bị lạm dụng quá mức. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh cho rằng “kỷ luật’ và “hình phạt” đồng nghĩa với nhau. Thậm chí một số người còn cho rằng kỷ luật chính là hình phạt. Đúng ra, hình phạt là một dạng của kỷ luật và đó là hình thức kỷ luật tiêu cực nhất.
Một số phụ huynh, đặc biệt là những người không nhận được tình yêu thương của bố mẹ ngày bé, có khuynh hướng xem nhẹ việc nuôi dạy con. Họ thích áp dụng hình phạt với con thay vì sử dụng một hình thức kỷ luật nào đó có ý nghĩa tích cực hơn. Các bậc phụ huynh cần giữ cho “khoang tình cảm” của trẻ đầy ắp trước khi áp dụng hình thức kỷ luật. Nếu không, việc bạn áp dụng hình thức kỷ luật với con cũng giống như việc bạn chạy một chiếc máy không bôi dầu vậy. Nó có thể hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định rồi chết máy một cách thảm hại.
Dạy con hành động chín chắn và biết kiểm soát
Trong lịch sử, tất cả các xã hội đều đề cao đạo đức của con người. Mỗi xã hội có những chuẩn mực đạo đức và hệ thống luật pháp riêng. Một cách hành xử có thể được chấp nhận ở xã hội này nhưng không đưực chấp nhận ở xã hội khác. Tuy nhiên, khi một người nào đó hành xử trái đạo đức,người đó không những khiến bản thân họ bị tổn thưong mà còn gây thiệt hại cho cả xã hội.
Các bậc phụ huynh phải là người thực hiện các hình thức kỷ luật đối vói con trẻ bởi họ chính là người dạy bảo cho trẻ những chuẩn mực xã hội. Ở lứa tuổi này, trẻ không thể quyết định được cách sống của mình. Chính vì thế, nếu không có sự dạy bảo dìu dắt của cha mẹ, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình khôn lớn, trưởng thành.
Khi con còn bé, các bậc phụ huynh phải đề ra những quy định để kiểm soát hành động của con. Điều này có nghĩa là họ không cho phép con làm mọi thứ chúng muốn nhằm bảo vệ con trước những hiểm nguy của cuộc sống. Đây là giai đoạn các bậc phụ huynh phải quản lý con nghiêm ngặt, tuyệt đối.
Sau giai đoạn này, các bậc phụ huynh phải dành một thòi gian dài để dạy con tính kỷ luật. Trưởng thành là quá trình mà mọi trẻ em đều phải trải qua. Mỗi giai đoạn, các bậc phụ huynh đều có những nhiệm vụ tương ứng cần phải thực hiện. Đó là một quá trình khó khăn, đồi hỏi các bậc cha mẹ phải tỏ ra khéo léo, kiên nhẫn và thật sự yêu thưong con.
Cách thể hiện tình yêu của trẻ như thế nào ?
Trẻ yêu thương như thế nào?” thì câu trả lời là: Trẻ yêu thương theo cách thức bồng bột, không chín chắn. Trong khi đó, những người trưởng thành tìm kiếm tình yêu thương vô điều kiện.
Ở lứa tuổi này, trẻ chưa tinh tế trong việc thể hiện yêu cầu tình cảm của mình vói cha mẹ. Các em thường tỏ ra ồn ào và đôi khi còn có những hành động không phù hợp với quan điểm của người lớn. Thông qua những hành động này, trẻ thể hiện mong muốn được cha
mẹ dành cho thòi gian chia sẻ, ôm ấp yêu thương và quan tâm chăm sóc. Hãy nhớ rằng dù sao con bạn vẫn là trẻ con và bạn phải có trách nhiệm làm đầy “khoang tình cảm” của con rồi mói dạy dỗ để con có đưực sự phát triển đúng đắn.
Sự tha thứ và yêu thương của cha mẹ khi trẻ mắc sai lầm
Hãy tha thứ khi trẻ đã biết hối hận. Vói sự tha thứ của mình, bạn dạy cho trẻ bài học tuyệt vời về lòng khoan dung và sự vị tha. Việc được cha mẹ tha thứ cho những lỗi lầm là một trải nghiệm khó quên trong cuộc đời trẻ. Khi ấy, trái tim trẻ sẽ ngập tràn cảm giác yêu thương.
Bên cạnh đó, bạn có thể dạy con bài học về sự tha thứ bằng cách xin lỗi khi bạn làm điều gì đó không phải vói con. Tuy nhiên, bạn hãy hạn chế việc lặp lại sai lầm đó. Nếu không, trẻ sẽ chẳng học được điều gì từ việc hối lỗi của bạn đâu.