Tại sao trẻ hay hỏi nhiều?
Giai đoạn vàng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
Giai đoạn trẻ bắt đầu đặt ra các câu hỏi và đôi khi là hỏi quá nhiều bắt đầu từ 2 tới khoảng 6 tuổi.. Đây là giai đoạn con bắt đầu học và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Con còn nhỏ và mọi thứ quanh trẻ đều mới mẻ, khó hiểu. Kết hợp với thái độ vui thích của trẻ khi bước đầu làm quen với ngôn ngữ. Bởi thế trẻ sẽ nói và hỏi rất nhiều trong ngày. Các câu hỏi trẻ thường đặt ra sẽ xoay quanh chủ đề lý do với các từ để hỏi “tại sao”, “vì sao”,…
Đôi khi, những sự vật, sự việc trẻ quan tâm và đặt câu hỏi là những việc bình thường, hiển nhiên đối với cha mẹ. Ví dụ như, có khi trẻ hỏi “tại sao ba mẹ lại sinh ra con?” “vì sao ông mặt trời lại mọc”, “vì sao con lại phải đi học?”,… Những câu hỏi vô thưởng vô phạt này trong mắt ba mẹ có thể là điều rất hiển nhiên. Nhưng trong mắt trẻ, mọi thứ mới mẻ và đầy tò mò khiến con không ngừng thắc mắc.
Trẻ hỏi nhiều là dấu hiệu của một tư duy thông minh và ưa khám phá. Trẻ có thể học hỏi tất nhiều từ những vấn đề trẻ đặt câu hỏi vào cuộc sống.
Trẻ hay hỏi nhiều là thông minh hay có triệu chứng của tăng động?
Trẻ hay hỏi nhiều là thông minh hay có triệu chứng của tăng động?
Một số ba mẹ cho rằng có thể trẻ hỏi nhiều là biểu hiện của triệu chứng tăng động nhẹ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thống kê của các nhà khoa học. Cũng như những ghi nhận của lịch sử về tuổi thơ của các thiên tài điển hình như: Leona De Vinci, Newton, Edison, Einstein…Ta có thể thấy, hỏi nhiều là biểu hiện chứng tỏ trẻ có một trí não năng động. Đây là nền tảng để con học tập và rèn luyện tính tự lập và có chính kiến của riêng mình ngay từ khi còn nhỏ.
Theo các chuyên gia tâm lý, ranh giới giữa những đứa trẻ có sự ưa khám phá, hiếu kỳ, ham tìm tòi, học hỏi. Và những đứa trẻ mắc các chứng tăng động. Được thể hiện ở sự tổ chức trong tư duy, cách trình bày vấn đề và hành vi của trẻ. Nếu một đứa trẻ hay hỏi nhiều có kỷ luật, và tổ chức chặt chẽ trong lối sống cũng như các vấn đề trẻ quan tâm. Đó chính là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh. Ba mẹ nên giúp đỡ để con phát huy những ưu điểm này của bản thân
Ba mẹ cần có thái độ thế nào đối với những trẻ hỏi nhiều?
Có thể tóm tắt thái độ mà ba mẹ cần có đối với trường hợp trẻ hỏi nhiều trong một câu nói. Đó là: “không xem nhẹ thắc mắc, các câu hỏi của con trẻ”. Cụ thể như sau
Ba mẹ nên cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển não bộ của trẻ
Đầu tiên, vấn đề quan trọng cần quan tâm hàng đầu là thể trạng sức khỏe của trẻ. Trong giai đoạn trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới, ngoài sự tò mò và mong muốn tìm tòi mọi điều thú vị. Trẻ gặp phải những vấn đề về thể chất. Khi con không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho não bộ một nguồn năng lượng đầy đủ. Ba mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con.
Khi trẻ còn nhỏ, chưa thể tự quyết định và lựa chọn chế độ ăn uống cho riêng mình. Ba mẹ sẽ là những người thay trẻ làm điều đó. Yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tác động trực tiếp đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con trẻ. Trẻ được cung cấp đẩy đủ chất dinh dưỡng theo các khuyến cáo khoa học sẽ có một nền tảng tốt hơn. So với những trẻ mắc các bệnh liên quan tới vấn đề dinh dưỡng. Cụ thể là khi con được cung cấp đủ chất. Con sẽ có điều kiện để phát triển sức khỏe, trí lực. Và có thể tham gia các hoạt động mà con mong muốn.
Ba mẹ cần có thái độ thế nào đối với những trẻ hỏi nhiều?
Ba mẹ nên dành thời gian để giải đáp các thắc mắc của trẻ hay hỏi nhiều.
Dù bận rộn đến đâu, các bậc phụ huynh nên dành một thời gian cố định trong ngày để giải quyết các vấn đề của trẻ. Ngoài ra, khoảng thời gian đó cũng là lúc mọi người kết nối tình cảm trong gia đình. Nếu như bận rộn cả ngày, ba mẹ có thể quy định với con về thời gian cụ thể. Ví dụ như ba mẹ sẽ chơi cùng con, lắng nghe con nói, con hỏi và kể chuyện trong vòng 1 tiếng rưỡi trước giờ đi ngủ.
Đây là điều kiện để mọi người trong nhà thư giãn. Và hoạt động cùng nhau trong ngày. Ba mẹ giải đáp các thắc mắc của con sẽ giúp con hiểu ra các vấn đề mà con thắc mắc. Nếu vấn đề đó khó hiểu, hay khó giải thích, ba mẹ cũng có thể nhờ sự giúp sức của các chuyên gia hay thông qua báo, đài, sách vở,… nhằm chau dồi kiến thức cho con.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Toppy về chủ đề trẻ hay hỏi nhiều. Đây là một vấn đề phổ biến thường hay gặp phải khi trẻ còn nhỏ. Đây là giai đoạn trẻ vô cùng nhạy cảm trong cả vấn đề thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, ba mẹ nên quan tâm tới con, không nên phớt lờ và giữ một thái độ phù hợp đối với những thắc mắc và câu hỏi của con. Tạo điều kiện cho con được tìm hiểu, học hỏi qua nhiều cơ hội trong cuộc sống là trách nhiệm của phụ huynh đối với trẻ trong giai đoạn này.