Sự nhút nhát khiến cho trẻ co cụm lại khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, điều đó rất ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển sau này của trẻ. Nó sẽ làm thui chột những khả năng tiềm ẩn của trẻ cũng như trẻ luôn cảm thấy thất bại, lo lắng với tất cả mọi thứ, không dám đưa ra ý kiến của bản thân, không biết giải quyết các vấn đề xảy ra xung quanh mình, không biết cách nói chuyện hay ứng xử với người khác.
♦ Giúp trẻ tự tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bố mẹ vì không phải trẻ nào sinh ra đã có sẵn sự tự tin. Đức tính tự tin được hình thành từ tính cách, từ môi trường sống, từ kiến thức, từ những định hướng phù hợp của bố mẹ, thầy cô.
Vậy làm sao để trẻ có thể khắc phục tính nhút nhát?
♦ Muốn trẻ khắc phục được tính nhút nhát chính là các bậc phụ huynh phải hình thành cho trẻ sự tự tin, dám thể hiện trước đám đông hay môi trường lạ ngay từ đầu.
♦ Tự tin là một trong những yếu tố giúp con người có gặt hái được thành công trong cuộc sống. Tự tin không đồng nghĩa với với tự cao, tự kiêu, nếu không phân biệt những điều này sẽ dẫn đến thất bại trong cuộc sống.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp dạy con tự tin hơn trong cuộc sống
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ thiếu tự tin
♦ Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, chính vì vậy việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó là tìm ra được nguyên nhân gốc rễ làm cho trẻ mất tự tin. Khi tìm được nguyên nhân thì sẽ dễ dàng đưa ra kế hoạch thay đổi cho trẻ, giúp trẻ có thể tự tin, hòa nhập hơn bằng việc cha mẹ phải tìm hiểu tất cả những môi trường mà trẻ đã tiếp xúc, quan sát trẻ thiếu tự tin ở đâu, biểu hiện của trẻ khi giao tiếp với người khác như thế nào, trên lớp trẻ có dám phát biểu không…
♦ Cũng có rất nhiều trường hợp trẻ nhút nhát là do chính cha mẹ vô hình đã tạo ra cho trẻ như quá bao bọc con, không cho con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài khiến cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Hay những công việc ở nhà việc gì cũng không được làm vì sợ con đau…
♦ Trẻ có quá ít cơ hội để trải nghiệm và thể hiện khả năng của bản thân khi ở trường, ở nhà…ví dụ như: Ở trường trẻ không được chú ý đến nhiều hay chưa tạo ra được những hoạt động để trẻ có thể tham gia thể hiện trước đám đông…
Giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ
♦ Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp, điều đó có nghĩa nó cũng rất quan trọng để tạo nên sự tự tin của trẻ khi giao tiếp với người khác. Nếu trẻ diễn đạt tốt, vốn từ tốt thì trẻ có thể tự tin nói chuyện, tự tin phát biểu trước đám đông.
Rèn luyện cho con sự tự lập
♦ Bạn phải chấp nhận cho con đối mặt với những khó khăn và thử thách để trẻ tạo cho bản thân tính tự lập. Phải để trẻ hiểu được “Đứng dậy sau thất bại thì sẽ thành công” vì thế cha mẹ đừng cố gắng giúp trẻ làm tất cả mọi công việc, đừng cố gắng dọn cho con mình một con đường không có thử thách. Thay vào đó, sau những thất bại hãy dành cho con những lời động viên, phân tích cho con rằng con đã là được những điều gì và chưa làm được những điều gì.
Gia đình là môi trường cho trẻ rèn luyện bản thân
Gia đình phải luôn là một môi trường để trẻ hình thành sự tự tin cho bản thân. Gia đình hãy tạo thành những sân chơi năng động để trẻ trải nghiệm như:
♦ Những cuộc thi đọc thơ, kể chuyện, hát…: Gia đình sẽ tham gia chơi cùng với trẻ, thay đổi vai thường xuyên, để trẻ đóng vai MC dẫn chương trình cuộc thi hoặc để trẻ làm thí sinh thi, làm khán giả và cha mẹ phải giải thích cho trẻ biết được nhiệm vụ của những vai đó để làm gì?, phải ứng xử như thế nào?…như vậy trẻ sẽ được tham gia các vai khác nhau, trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm về vai trò của các vai diễn của mình cũng như ứng dụng nó trong cuộc sống
♦ Thi giải quyết tình huống: Giải quyết tình huống giúp cho trẻ có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Gia đình thường xuyên đưa ra những câu hỏi phản xạ đơn giản, đến các tình huống khó trong cuộc sống sẽ giúp cho trẻ được rèn luyện và có thêm kinh nghiệm khi gặp phải những tình huống tương tự trong cuộc sống.
♦ Xem clip sau đó dạy trẻ cách đặt câu hỏi và cách trả lời: Việc xem video và đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài học sẽ giúp cho trẻ biết cách đặt câu hỏi, biết cách trả lời và khai thác nội dung video, rút ra được các bài học. Điều đó kích thích tư duy của trẻ luôn phát triển tích cực.
Giúp trẻ nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản
♦ Có thể lúc đầu trẻ chưa biết được mình có thể làm được những việc gì, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Điều này cha mẹ cần phải định hướng giúp con, có thể một số việc lúc đầu trẻ chưa làm được thì hãy động viên, khuyến khích trẻ và giúp trẻ luôn có một suy nghĩ tích cực là: “Tôi có thể làm được; tôi sẽ làm rất tốt…”. Khi trẻ nhận thức được ưu điểm và nhược điểm thì trẻ sẽ tự tin phát huy những điểm mạnh và cha mẹ sẽ định hướng để trẻ khắc phục những nhược điểm của bản thân để trẻ hoàn thiện hơn.
♦ Tuy nhiên, sự tự tin và sự tự kiêu, kiêu ngạo rất dễ nhầm lần dẫn đến việc ứng xử của trẻ với mọi người hay cách trẻ nhìn nhận vấn đề sẽ bị sai, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Giúp trẻ biết xác định mục tiêu và nuôi dưỡng ước mơ
♦ Hãy để trẻ tự do nói ra những ước mơ của bản thân, sau đó cha mẹ sẽ địn hướng cho trẻ những ước mơ có thể thực hiện được. Hướng dẫn con cách xác định mục tiêu để có thể đạt được ước mơ đó. Ví dụ con muốn trở thành một ca sĩ thì con phải tự tin hát trước chỗ đông người, biết hát, biết nhảy….Khi trẻ biết được để đạt được ước mơ của mình thì trước tiên phải đạt được các mục tiêu đó.
♦ Trên đây là một số Phương pháp dạy con tự tin các bậc cha mẹ hãy dành chút thời gian hằng ngày để giúp con có thể hòa nhập, tự tin trong mọi hoàn cảnh và điều đó sẽ giúp cho trẻ có những bước phát triển toàn diện và vững chắc.