NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỐI VỚI BẬC CHA MẸ

Thứ tư, 4/5/2022, 16:14
Lượt đọc: 829

Trẻ em cần sự kích thích để phát triển các kỹ năng cơ bản. Vì vậy đưa trẻ đến trường là một điều cần thiết và có nhiều lợi ích. Nhưng thời gian đầu đến trường khi bé bước ra thế giới cũng chính là giai đoạn thử thách nhất mà các mẹ cần phải chuẩn bị kỹ mọi mặt để giúp bé vượt qua.

Chuẩn bị tinh thần tốt cho con

Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ cần làm kỹ khâu chuẩn bị bằng cách trước khi đi học cho con đến làm quen dần với cô, các bạn, không khí học tập. Trước khi đi học, nếu có điều kiện mẹ hãy cho con đi tham quan trường lớp, gặp mặt cô giáo để trẻ không cảm thấu bỡ ngỡ. Những ngày đầu, cha mẹ nên đến lớp cùng con, đón con sớm hơn, trước khi cho con học bán trú. Nói cho bé biết những thú vị khi đi học, những câu chuyện hay cô giáo kể ở lớp, để khơi gợi niềm vui đến lớp, tạo sự hứng thú cho con đối với việc đi học. Trò chuyện thân mật với cô giáo trước mặt bé để cho bé có cảm giác yên tâm là cô thân với mẹ nên cũng sẽ yêu bé. Không mang hình ảnh cô giáo, trường học ra dọa con, hãy nói về trường học như một nơi nhiều hứng thú. Đây là việc làm cần thời gian lâu dài nên bạn phải thật sự kiên trì.

Mẹ phải có biện pháp cứng rắn để dạy con

Khi mẹ đưa trẻ giao cho cô giáo, trẻ khóc mếu máo, trông rất đáng thương. Nhưng mẹ phải nhớ kiềm chế tình cảm, thái độ phải cương quyết. Mẹ không được để mình khóc theo con. Nếu không trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không yên tâm khi cho bé ở lại trường một mình. Mẹ cũng không nên bao bọc con quá kỹ, để trẻ giao lưu với môi trường xung quanh, giảm dần sự chú ý tới trẻ khi ở nơi tập thể, cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Nếu đã quá 2 tuần mà trẻ vẫn khóc khi đi học, mẹ cần xem lại

Thời gian đầu, bé có thể khóc là điều bình thường bởi chúng bị tách khỏi môi trường quen thuộc và những người thân thiết, nên thấy sợ hãi. Tuy nhiên hiện tượng trẻ khóc khi đi học đã trên 2 tuần, theo chuyên gia, gia đình nên xem xét. Tìm hiểu xem trẻ khóc do đâu, do nguyên nhân khách quan từ trường lớp, cô giáo... hay nguyên nhân chủ quan do trẻ nhút nhát, mè nheo.

Nếu bé vẫn chưa quen, tỏ ra sợ đến lớp,không chịu ăn, ngủ thì phụ huynh nên kịp thời trao đổi với cô giáo để phân tích rõ nguyên nhân, rồi cùng với cô giáo tìm ra phương pháp phù hợp. Nếu cần, có thể cho bé đi học nửa ngày cho đến khi bé thích ứng được.

Để biết được điều này, hãy quan sát kỹ sức khỏe, tâm lí của con trò chuyện thân mật với khi cùng con từ trường về. Hỏi con về các hoạt động con đã tham gia, về tình cảm của con với cô giáo, bạn bè... Nếu như trẻ có biểu hiện như sợ nói về trường lớp, sợ cô giáo, lầm lì, ít nói... thì bạn có thể cân nhắc mà cho trẻ chuyển trường vì những ấn tượng đầu về trường học, cô giáo, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú của trẻ về việc học sau này.

Nếu nguyên nhân khách quan đều ổn, bố mẹ hãy điều chỉnh một số cách thức để giáo dục trẻ:

Trẻ khóc do thấy cô đơn

Những ngày làm quen với những người lạ lẫm, bé sẽ cảm thấy rất cô đơn, cảm giác như bị bỏ rơi dù cô có quan tâm, bạn bè hòa đồng. Mẹ hãy tìm cách động viên, vỗ về bé. Có thể, mang món đồ chơi mà bé yêu thích đến lớp. Những món đồ thân thuộc con thích dùng ở nhà sẽ khiến con an tâm hơn.

Trẻ khóc do không quen với nề nếp sinh hoạt ở trường

Trẻ ngủ muộn nên đến sáng bị đánh thức đi học, không được ngủ đủ giấc khiến trẻ lè nhè, cáu khóc. Hoặc có nhiều bé trưa không ngủ, ngủ không ngon, nguyên nhân là do sinh hoạt của bé khi ở nhà không có quy luật, do bé sáng dậy muộn quá không ngủ trưa được. Không ngủ được chẳng những làm bản thân bé khó chịu mà lại còn gây ảnh hưởng tới các bé khác. Vậy thì, trước khi đi học, bố mẹ điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi khoa học, tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm thì trưa sẽ ngủ được ngon hơn. Đối với những cháu từ 2-3 tuổi thì tốt nhất cho ngủ trước 9 giờ, buổi sáng 6 giờ rưỡi cho bé dậy, buổi trưa hơn 12 giờ cho đi ngủ.

Trẻ khóc do cảm, sốt, đau bụng...

Có nhiều cháu thường xuyên bị cảm, sốt khi đi trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, có thể do: bé quấy khóc, cáu gắt nên bị nhiệt; ở trường cả ngày uống ít nước; ăn đua với bạn nên ăn quá nhiều, quá nhanh dẫn đến không tiêu; bố mẹ mặc nhiều quần áo, khi bé hoạt động ngoài trời hoặc khi ngủ trưa thì ra mổ hôigặpgiónênbịcảm...
Từ hiểu nguyên nhân, mẹ có thể có những biện pháp để xử lý những vấn đề này của bé như: buổi sáng trước khi đi nhà trẻ mẹ nên cho bé uống một cốc nước và dặn bé ban ngày khát thì xin cô giáo uống nước hoặc khi ăn cơm, ăn nhiều canh. Nếu bé ăn ngon miệng, phụ huynh nhắc cô giáo không cho bé ăn nhiều, ăn no đến căng bụng. Ngoài ra cho bé mặc ít quần áo hơn người lớn mọt chút. Có thể bố mẹ để ở trường cho bé một chiếc áo gi-lê, để bé tiện khi mặc vào cởi ra, lại thoải mái hoạt động và không lo bị lạnh.

Bé bị bạn bắt nạt

Thay vì nói chuyện với cô giáo trước tiên mẹ nên dạy bé cách giải quyết, dạy cho con nếu muốn đồ chơi của bạn, con phải thương lượng với bạn, nếu bạn không đồng ý thì không nên giành giật với bạn. Ngoài ra, thấy bé đánh bạn, bố mẹ phải ngăn cấm và cho bé biết đấy là hành vi không đúng. Hãy yên tâm! Sinh hoạt trong môi trường tập thể, dần dần bé sẽ học tập được cách giao tiếp với các bạn.

Bé bỗng sợ đi học sau thời gian nghỉ dài

Điều bạn cần làm là thiết lập thói quen sinh hoạt ở nhà như ở trường, khi trẻ nghỉ quá lâu. Trẻ nghỉ học nhiều sẽ không muốn đi học bởi ở nhà trẻ cảm thấy thoải mái và được cưng chiều hơn. Vậy nên cha mẹ không nên cho trẻ nghỉ quá nhiều trên 1 tuần lễ. Nếu trong thời gian trẻ nghỉ học dài ngày thì ở nhà các nề nếp sinh hoạt, ăn ngủ vẫn được duy trì như ở trường để trẻ không mất đi các thói quen khi đi học lại. Trong thời gian nghỉ, bố mẹ không nên quên trò chuyện về trường mẫu giáo, về cô, về bạn để trẻ háo hức trởlạitrường.

Nguồn tin: INTERNET

Chia sẻ bài viết:

Viết bình luận

Tin cùng chuyên mục

Trường Mầm non Bát Tràng

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích